0812364555

Tìm hiểu trang phục phụ nữ Việt Nam qua từng thời kỳ

27 tháng 07 2024
NGUYỄN THU NGÂN

Tìm hiểu trang phục phụ nữ Việt Nam qua từng thời kỳ

Không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống của con người, trang phục còn góp phần thể hiện bản sắc văn hóa đẹp đẽ của mỗi dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, trang phục truyền thống, đặc biệt là trang phục của người phụ nữ, được coi là biểu tượng của vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm và thanh lịch. Trải qua sự biến thiên của dòng chảy lịch sử, trang phục phụ nữ Việt Nam cũng có nhiều sự biến đổi rõ rệt. Hãy cùng Ngân Hương tìm hiểu về qua bài viết dưới đây nhé!

tim-hieu-trang-phuc-phu-nu-viet-nam-qua-tung-thoi-ky

1. Việt phục là gì?

Việt phục (hay còn gọi là Cổ phục Việt Nam) là cách gọi những món trang phục tạo nên phong cách ăn mặc của người Việt Nam. Sự biến hóa đa dạng của trang phục Việt theo mỗi thời kỳ không chỉ phản ánh sự thăng trầm của giai đoạn lịch sử, mà còn thể hiện sự phong phú và sáng tạo vô biên trong thiết kế trang phục.

Mặc dù Việt phục đã xuất hiện từ nhà nước Văn Lang, khởi đầu của những sự biến đổi được cho là bắt nguồn từ triều đại Lý vào năm 1009. Vào thời điểm này, xã hội Việt Nam từ xã hội thô sơ chuyển sang chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho việc từ học hỏi, bắt chước mẫu áo giao lĩnh của người Trung Hoa, cho đến tự sáng tạo những bộ trang phục độc đáo đậm chất dân tộc. Từ đây, trang phục Việt Nam cũng được chia thành hai nhánh chính: Hoàng phục (trang phục hoàng tộc) và y phục dân gian.

tim-hieu-trang-phuc-phu-nu-viet-nam-qua-tung-thoi-ky

2. Trang phục Việt Nam qua mỗi giai đoạn lịch sử

2.1. Trang phục thời kỳ Hùng Vương

Vào giai đoạn này, người Việt cổ đang dần chuyển từ cuộc sống săn bắt, hái lượm sang chăn nuôi, trồng trọt. Thay vì sử dụng vỏ cây làm trang phục như trước đây, họ đã biết cách trồng trọt và thu hoạch cây đay, gai, và dâu tằm để ươm tơ dệt vải. Mặc dù kỹ thuật dệt còn thô sơ, nhưng đây cũng là khởi đầu của việc sáng tạo trang phục.

Mặc dù có nhiều kiểu váy, phụ nữ thời Hùng Vương thường khá ưa chuộng loại váy dài. Kiểu áo nổi bật nhất là áo ngắn ở bụng, với cổ áo khoét sâu và tay áo hẹp, kèm theo chiếc yếm bên trong. Đa dạng hơn, còn có cả váy quấn quanh thân (váy mở) và váy chui (váy đóng) với độ dài khác nhau tùy thuộc vào từng giai cấp và công việc. Nhìn chung, trang phục phụ nữ thời kỳ này mang đậm nét giản dị và mộc mạc.

tim-hieu-trang-phuc-phu-nu-viet-nam-qua-tung-thoi-ky

2.2. Trang phục thời kỳ Lý - Trần

Vào thời kỳ này, áo cánh đã được thay thế bằng áo giao lĩnh - kiểu áo với đặc trưng được may xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót và có độ dày vừa phải. Ngoài ra, áo tứ thân cũng khá phổ biến vào giai đoạn này. Loại trang phục này được thiết kế với bốn tấm vải, cổ tròn, tay dài, thân dài chấm gót và có độ dày vừa phải. Hai kiểu áo này đều vô cùng kín đáo, thanh lịch và nữ tính, rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam.

tim-hieu-trang-phuc-phu-nu-viet-nam-qua-tung-thoi-ky

tim-hieu-trang-phuc-phu-nu-viet-nam-qua-tung-thoi-ky

2.3. Trang phục thời kỳ Hậu Lê

Thời kỳ này đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và văn hóa Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển của cổ phục Việt Nam. Bên cạnh những trang phục thông thường, những phụ kiện như nón mũ hay giày dép cũng dần trở nên phổ biến. Nghề dệt cũng vô cùng phát triển, khi ông cha ta không chỉ liên tục tiếp thu các kỹ thuật hiện đại từ phương Bắc, mà còn duy trì những truyền thống dệt vải quý báu của dân tộc.

Cổ phục giai đoạn này vẫn gần như giữ nguyên kiểu áo Giao Lĩnh như thời Lý - Trần, nhưng được bổ sung đai quấn bên ngoài, khiến trang phục có diện mạo khá tương đồng với kiểu áo Kimono của Nhật Bản. Phụ nữ giai đoạn Hậu Lê vẫn sử dụng áo yếm và áo cánh cộc tay khi lao động, và mặc áo dài tứ thân vào những dịp quan trọng.

tim-hieu-trang-phuc-phu-nu-viet-nam-qua-tung-thoi-ky

2.4. Trang phục thời kỳ Nguyễn - Pháp thuộc

Áo Giao Lĩnh bị cấm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam và được thay thế bằng áo ngũ thân vào năm 1818, khi nhà vua Minh Mạng ra lệnh cải cách trang phục Việt Nam. Áo ngũ thân là loại áo có phần cổ đứng, bốn tà trước sau và một tà úp bên trong, kết hợp với quần dài màu trắng.

Ở miền Trung và Nam lúc bấy giờ, phụ nữ thường mặc áo ngũ thân, trong khi ở miền Nam lại ưa chuộng áo bà ba - loại phục sức được nhập từ Singapore và Mã Lại. Còn ở miền Bắc lại phổ biến áo tứ thân, kết hợp cùng áo cộc tay, yếm và váy dài. Chỉ khi đến mùa lễ hội, các cô gái miền này mới diện áo ngũ thân chồng lớp (áo mớ ba) với nhiều lớp áo sặc sỡ bên trong.

tim-hieu-trang-phuc-phu-nu-viet-nam-qua-tung-thoi-ky

2.5. Trang phục hiện đại

Cho đến ngày nay, trang phục Việt Nam đã trải qua nhiều biến đổi và cải tiến - là sự hòa quyện hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Áo dài trở thành trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, tượng trưng cho vẻ đẹp kiên cường, mạnh mẽ nhưng vô cùng đằm thắm và dịu dàng. Bên cạnh đó, những kiểu trang phục như quần jeans, áo thun hay váy đầm cũng là những lựa chọn hết sức phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.

tim-hieu-trang-phuc-phu-nu-viet-nam-qua-tung-thoi-ky

---------------

NGÂN HƯƠNG

 

Hotline: 0812.364.555

Địa chỉ: Số 180 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Website: https://nganhuong.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/thoitrangthietkenganhuong

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan