0812364555

Áo dài - Giá trị và bản sắc văn hóa phụ nữ Việt

06 tháng 02 2024
NGUYỄN THU NGÂN

Áo dài - Giá trị và bản sắc văn hóa phụ nữ Việt

Mặc dù chưa được văn bản chính thức nào quy định là quốc phục Việt Nam, nhưng từ lâu, tà áo dài truyền thống đã được xem là biểu tượng chứa đựng bản sắc văn hóa dân tộc trong tâm thức của cả người Việt Nam và trong mắt của bạn bè quốc tế. Không giống với những trang phục truyền thống của nhiều đất nước trên thế giới, phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài đẹp đẽ, đơn giản, mà vẫn toát lên sự duyên dáng, thanh lịch.

ao-dai-gia-tri-va-ban-sac-van-hoa-phu-nu-viet

1. Áo dài là gì?

Áo dài, hay còn gọi là áo tân thời, là loại trang phục truyền thống của Việt Nam, được sử dụng trong nhiều sự kiện khác nhau, đặc biệt như dịp lễ hội, ngày cưới, hay các buổi nghi lễ, tiệc tùng trang trọng. Cho dù là nam hay nữ, ai cũng có thể khoác lên mình tà áo dài với đầy sự kiêu hãnh và tự hào.

Cấu tạo của một bộ áo dài truyền thống bao gồm cổ áo, thân áo, tay áo, tà áo, và quần. Trong đó, cổ áo thường có chiều dài 3cm, tay áo dài ngang cổ tay và thân áo được thiết kế ôm sát eo để tôn lên hình thể người mặc. Tà áo dài có 2 tà, được xẻ từ vùng eo cho đến cổ chân. Có chiết ly ở ngực và sau lưng. Quần áo dài thường dài từ eo cho đến mắt cá chân. Áo dài nam được thiết kế tương tự áo dài nữ, tuy nhiên phần thân áo thường suông thẳng đứng để thể hiện sự nam tính và chín chắn.

ao-dai-gia-tri-va-ban-sac-van-hoa-phu-nu-viet

2. Lịch sử áo dài Việt Nam qua các thời kỳ

Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù chưa thể xác định chính xác cội nguồn của tà áo dài, nhưng theo bối cảnh lịch sử hào hùng dân tộc, áo dài có thể đã xuất hiện từ cách đây hàng nghìn năm. Trải qua nhiều giai đoạn biến thể, đến nay, áo dài Việt Nam có nhiều sự biến đổi với đa dạng kiểu dáng, chất liệu: từ áo dài cổ điển đến áo dài cách tân, nhưng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống và mang đậm dấu ấn thời trang.

2.1 Áo giao lãnh thời nhà Nguyễn

Xuất hiện từ thời kỳ nước ta đang bị chia cắt thành 2 đàng, áo giao lĩnh là loại trang phục mang nhiều nét tương đồng với trang phục của người Hán lúc bấy giờ. Đây là loại trang phục có kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài, có kích thước khá lớn, hai đường xẻ bên hai hông áo, và phần cổ áo rộng, tay áo dài, thân áo có chiều dài chấm gót chân.

ao-dai-gia-tri-va-ban-sac-van-hoa-phu-nu-viet

2.2 Áo dài tứ thân

Ra đời vào thế kỷ XVIII, áo tứ thân là bản cải biên của áo giao lãnh, với phần áo trước được xẻ rời và có thể buộc lại với nhau ở phía trước bụng. Thiết kế này vô cùng phù hợp với thời đại, giúp người dân thuận tiện hơn trong di chuyển hay khi thực hiện các công việc đồng áng. Phần lớn, áo tứ thân được sử dụng bởi tầng lớp nông dân lao động trong thời kỳ đó.

ao-dai-gia-tri-va-ban-sac-van-hoa-phu-nu-viet

2.3 Áo dài ngũ thân

Tiếp theo là sự xuất hiện của áo dài ngũ thân vào thế kỷ XIX trong thời trị vì của vua Gia Long, nhằm phân biệt tầng lớp quý tộc và tầng lớp lao động nghèo. Áo ngũ thân có thiết kế tương tự áo tứ thân, nhưng được may thêm vạt áo thứ năm giống như mảnh áo lót kín đáo, thể hiện sự tinh tế và kín đáo của người mặc.

ao-dai-gia-tri-va-ban-sac-van-hoa-phu-nu-viet

2.4 Áo dài Lemur

Xuất hiện vào năm 1939, áo dài Lemur là hình ảnh sơ khai của áo dài đương đại Việt Nam, do họa sĩ Cát Tường phác họa và được đặt tên theo tên tiếng Pháp của bà. Không giống như form dáng truyền thống, áo dài Lemur được thiết kế với các chi tiết tay phồng, cổ khoét trái tim, thắt eo ôm sát theo đường cong của cơ thể, góp phần tôn lên vẻ đẹp thướt tha, yêu kiều đầy quyến rũ của người phụ nữ.

ao-dai-gia-tri-va-ban-sac-van-hoa-phu-nu-viet

2.5 Áo dài Lê Phổ và Áo dài Raglan

Áo dài Lê Phổ được ra đời bởi nhà thiết kế Lê Phổ, thừa hưởng những nét đẹp của áo dài Lemur, đồng thời loại bỏ những yếu tố phương Tây không phù hợp với phong tục tập quán của người Việt. Kiểu áo này đã nhận được rất nhiều sự khen ngợi và ủng hộ của người dân vào những năm 50.

Hình thái tiếp theo là áo dài Raglan, xuất hiện năm 1960 bởi nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn. Thiết kế vừa vặn với thân người giúp người mặc di chuyển vô cùng thoải mái và linh hoạt. Đây cũng là tiền đề cho phong cách áo dài sau này.

ao-dai-gia-tri-va-ban-sac-van-hoa-phu-nu-viet

2.6 Áo dài truyền thống từ năm 1970 đến nay

Trải qua biết bao biến đổi trong từng thời kỳ lịch sử, chiếc áo dài truyền thống đã chính thức ra đời vào những năm 1970 và được lưu giữ cho tới tận ngày hôm nay. Áo dài dần trở thành một phần không thể thiếu trong các nghi thức, lễ hội lớn ở Việt Nam, thừa kế những nét tinh hoa nhất trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc.

ao-dai-gia-tri-va-ban-sac-van-hoa-phu-nu-viet

3. Ý nghĩa tà áo dài Việt Nam

Áo dài từ lâu đã không còn đơn thuần là bộ trang phục thông thường, mà đã còn chan chứa ý nghĩa truyền thống dân tộc sâu sắc, trở thành biểu tượng của đất nước Việt Nam. Áo dài cũng thường được hiện diện trong nhiều dịp lễ lớn hay đấu trường quốc tế trong các cuộc thi, chứng minh sự nâng niu và niềm kiêu hãnh, tự hào của những người con đất Việt.

Cho dù trải qua biết bao đổi thay của thời đại, vẻ đẹp người phụ nữ Việt vẫn luôn là hằng số bất biến. Đó là vẻ đẹp của sự dịu dàng, đằm thắm, kín đáo, nhưng vẫn chẳng kém phần gợi cảm, quyến rũ. Áo dài chính là biểu tượng tuyệt mỹ thể hiện tất cả những nét đẹp của trang phục truyền thống Việt Nam.

ao-dai-gia-tri-va-ban-sac-van-hoa-phu-nu-viet

4. Các loại vải thường được may áo dài

Chiffon: Đây là loại vải nhẹ, sang trọng và có độ rũ mềm mại, mang lại cảm giác thoải mái, thanh thoát cho dù dưới thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, loại vải này lại có độ đàn hồi khá kém, dẫn đến khó sử dụng liên tiếp trong thời gian dài.

Vải ren: Loại vải này được sử dụng khá phổ biến trong các dịp lễ cưới, ăn hỏi, bởi khả năng tôn lên sự cao sang, quyền lực nhưng cũng không kém phần quyến rũ, gợi cảm. Với độ co giãn tốt, vải ren cũng rất được ưa chuộng để may áo dài.

Vải gấm: Áo dài gấm rất được yêu thích bởi khả năng tôn lên sự sang trọng, quý phái, đem lại sự tự tin cho người mặc. Vải gấm khá cứng và không có độ rủ, nhưng lại khá thích hợp với kiểu áo dài cổ điển bởi khả năng giữ form tốt và tính thẩm mỹ cao.

Vải nhung: Đây là loại vải rất phù hợp để may áo dài trung niên, giúp tôn lên sự sang trọng, quyền quý. Tuy nhiên, áo dài nhung thường phù hợp hơn vào mùa lạnh vì nó mang lại cảm giác nóng nực hơn so với các chất liệu khác.

 

---------------

NGÂN HƯƠNG

Hotline: 081 236 4555

Địa chỉ: Số 180 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Website: https://nganhuong.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/thoitrangthietkenganhuong

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan